Ý tưởng thiết kế vườn trên sân thượng là một trong những giải pháp khá tuyệt vời cho những căn nhà sở hữu sân thượng hiện nay. Nếu sân thượng nhà bạn chưa được sử dụng thì bạn có thể dành thời gian tham khảo ý tưởng vô cùng tuyệt vời dưới đây.


Đây là khu vườn của chị có tên Faceboook là Nhã Lê đăng tải lên mạng xã hội, được rất nhiều lượt yêu thích, bình luận của mọi người.
Với diện tích 170m2 chiếc sân thượng ở TP Hồ Chí Minh với rất nhiều trái cây sạch của cô nàng trẻ trung, năng động. Khu vườn khiến ai cũng phải mê mẩn bởi sự xanh tươi, mát mắt và đa dạng.


2 vợ chồng trẻ, ngoài thời gian đi làm anh chị dành ra 1-3 tiếng hằng ngày để tự tay chăm sóc khu vườn của mình. Với châm ngôn: Lá vàng không được dính trên cây quá 01 ngày! Nên vườn nhà luôn xanh mướt.

Trồng cây trên sân thượng khá phức tạp nên cần tìm hiểm thật kỹ từng bước, từ việc làm đất, trộn đất, bón phân để chọn giống. Qua quá trình chăm sóc, thực hiện chị đúc rút ra kinh nghiệm từ đó chăm sóc cây được tốt hơn. Mùa nào cây ấy, từng loại cây luôn được chị trồng theo mùa để đạt được năng suất tốt nhất.
Điều quan trọng nhất là cần chú ý đến khâu chống thấm: kết cấu chống thấm tốt, các khay chậu đều có lỗ thoát nước, dàn che cần thiết.
Lên kế hoạch chi tiết cho các việc cần làm:
Xác định khối lượng, trọng tải, diện tích sân thượng, hướng, tổng quan cũng như loại cây dự định trồng từ đó có kế hoạch cho công tác tiếp theo.

Quá trình chống thấm:
Chống thấm là một trong công tác quan trọng nhất khi xây sân thượng. Để thực hiện trồng cây, rau trên sân thượng, trước tiên bạn cần xây dựng hệ thống sân thượng có khả năng chống thấm gồm 3 lớp sau:
- Lớp bảo vệ: giúp bảo vệ các lớp bên trong khỏi tác động của thời tiết, tia tử ngoại; các tác động mạng từ bên ngoài vào khi sử dụng. Lớp này còn giúp giảm, tránh được sự co giãn của mặt sân.
- Lớp chống thấm: Đây làe lớp có chức năng chống thấm cho sàn mái. Hiện nay có rất nhiều loại hóa chất chống thấm, vật liệu chống thấm trên thị trường. Tùy theo nhu cầu và đặc điểm của công trình mà bạn có thể sử dụng loại vật liệu hay hóa chất phù hợp.
- Lớp kết cấu chịu lực: thường dùng là tấm đan bê tông cốt thép hoặc gạch bọng hourdis.
Hệ thống dẫn và thoát nước:
Cần phải thực hiện để đảm bảo cung cấp nước cho cây trồng, nhưng tránh dột thấm vào trần nhà. Chuẩn bị một vài đường ống thoát nước nhỏ dẫn nước thừa, dẫn đến ống thoát chính. Nếu không có quá nhiều thời gian, hãy thiết kế hệ thống tưới tự động, nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong quá trình chăm sóc vườn rau của mình.


Đất trồng:
Do nguồn đất trong chậu tương đối hạn chế nên cần phải sử dụng nguồn đất có độ dinh dưỡng cao, hoặc thường xuyên bón phân, đảm bảo đất được tơi xốp.


Lựa chọn loại chậu phù hợp:
Một số loại chậu thường được sử dụng như chậu đất nung, chậu gỗ hay chậu nhựa, các chậu phải đục lỗ để có chức năng thoát nước.

Lợi ích của sân thượng có cây xanh: Giúp thanh lọc không khí, tạo lớp đêm làm mát nhà, tăng tính thẫm mỹ, tạo tài lộc, thu hút cho căn nhà.



Trên đây, Lenhan vừa chia sẻ kinh nghiệp để thiết kế một chiếc sân thượng đẹp, tràn ngập cây xanh. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến cho bạn thêm cảm hứng sáng tạo để biến sân thượng thành một khu vực sống xanh, từ đó gia tăng giá trị thẩm mỹ và sự tiện nghi cho ngôi nhà của mình.